Rừng đặc dụng là gì? Những điều cần biết về rừng đặc rụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về nội dung này qua bài viết sau nhé!

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ nhất tại quận Hoàn kiếm? 

1. Rừng đặc dụng là gì? Có mấy loại rừng đặc dụng?

Rừng đặc dụng là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Lâm nghiệp năm 2017, rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu cho mục đích bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học và bảo tồn di tích lịch sử – văn hoá, tín ngưỡng, nghỉ dưỡng, giải trí (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) và danh lam thắng cảnh kết hợp với du lịch sinh thái, gồm có:

Rừng đặc dụng là gì? Có mấy loại rừng đặc dụng?

– Vườn quốc gia;

– Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

– Khu dự trữ thiên nhiên;

– Khu bảo vệ ngoại cảnh, gồm: Rừng sử dụng cho mục đích bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; rừng tín ngưỡng.

– Khu rừng để nghiên cứu và thực nghiệm khoa học; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia.

>>> Xem thêm: Danh sách công ty dịch thuật uy tín, chất lượng, giá rẻ nhất tại Hà Nội hiện nay. 

Theo mục 1.2.3 Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất rừng đặc dụng ký hiệu là RDD, gồm có: Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên/rừng trồng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng đặc dụng.

Rừng đặc dụng có vai trò gì?

Vai trò chính của rừng đặc dụng là bảo tồn những loài động, thực vật, giống quý, bảo tồn đa dạng sinh học của thiên nhiên hoang dã.

Đồng thời giúp bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá đất nước, duy trì cảnh quan của các danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Ngoài ra, rừng đặc dụng còn phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và hiện nay, rừng đặc dụng được phát triển, khai thác thành khu du lịch, nghỉ dưỡng có giá trị kinh tế to lớn.

Rừng đặc dụng có được khai thác không?

Căn cứ Điều 52 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định có thể khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng, cụ thể đối với mỗi loại như sau:

– Vườn quốc gia, khu bảo tồn sinh – cảnh, khu dự trữ thiên nhiên:

  • Không khai thác lâm sản ở khu bảo vệ nghiêm ngặt, không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, gãy đổ trong khu phục hồi sinh thái.
  • Được khai thác tận dụng củi, gỗ, thực vật ngoài gỗ, nấm trong khu vực giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
  • Được khai thác tận thu cây gỗ chết, gãy đổ, nấm trong khu dịch vụ hành chính.
  • Được thu thập mẫu vật để thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ .
Xem thêm:  Phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự

– Khu rừng bảo vệ cảnh quan:

  • Được thu thập mẫu vật để thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ.
  • Đối với rừng tín ngưỡng: Được khai thác tận thu cây gỗ chết, gãy đổ, nấm, thực vật rừng, lâm sản ngoài gỗ và khai thác gỗ cho mục đích chung của cộng đồng khi được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

– Khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học:

  • Được khai thác lâm sản để thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ.

– Vườn thực vật và rừng giống quốc gia:

  • Được thực hiện khai thác vật liệu giống.
  • Được khai thác tận dụng củi, gỗ, thực vật ngoài gỗ, nấm trong khi thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng và nuôi dưỡng rừng hay áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu củi, gỗ, thực vật rừng thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng cho mục đích xây dựng công trình được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, gãy đổ.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý, sử dụng?

Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai năm 2013, việc quản lý và sử dụng rừng đặc dụng được quy định như sau:

Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý, sử dụng rừng đặc dụng?

Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Như vậy, Nhà nước quyết định việc giao rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý và bảo vệ phù hợp với kế hoạch, quy hoạch được phê duyệt.

Cũng theo quy định trên, tổ chức quản lý rừng đặc dụng thực hiện các công việc sau:

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Đống Đa có thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không? 

– Giao khoán ngắn hạn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho cá nhân, hộ gia đình chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực để bảo vệ rừng đặc dụng.

– Giao khoán thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho cá nhân, hộ gia đình sống ổn định tại khu vực đó nhằm mục đích bảo vệ, phát triển rừng.

Đồng thời, Điều 137 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định UBND các cấp có thẩm quyền giao, cho thuê đất rừng đặc dụng, cụ thể:

– UBND cấp thẩm quyền quyết định giao, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để sử dụng cho mục đích sản xuất, thí nghiệm, nghiên cứu lâm nghiệp hoặc kết hợp với quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng tại vùng đệm, đồng thời được kết hợp sử dụng cho mục đích khác theo quy định về bảo vệ, phát triển rừng.

Xem thêm:  Giấy ủy quyền có phải công chứng không? Thủ tục công chứng giấy ủy quyền

– UBND cấp tỉnh quyết định cho thuê đất rừng đặc dụng cho tổ chức kinh tế thuộc khu vực được phép kết hợp với kinh doanh du lịch sinh thái dưới tán rừng và kinh doanh cảnh quan.

Trên đây là bài viết “Rừng đặc rụng là gì? Những điều cần biết về rừng đặc rụng”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Di chúc miệng là gì? Những trường hợp di chúc miệng bị vô hiệu? 

>>> Phí công chứng di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tại các văn phòng công chứng có chênh lệch lớn không? 

>>> Công chức di chúc hết bao nhiêu tiền? Lúc nào thì nên đem di chúc đi công chứng?

>>> Công chứng ủy quyền cần sự có mặt của hai bên hay chỉ cần một bên? 

>>> Dự thảo mới đề xuất chỉ được chuyển giới 1 lần

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *