Quota là gì? Quota là một công cụ quản lý quan trọng trong kinh doanh và sản xuất, giúp xác định và định hình các mục tiêu cụ thể, đồng thời hỗ trợ trong việc quản lý và tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng bảo đảm đơn giản, dễ hiểu, ai cũng có thể áp dụng

1. Mục đích của quota

Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, việc thiết lập và quản lý Quota hạn ngạch có vai trò cực kỳ quan trọng.

Quota là gì? Mục đích của quota

1.1 Định nghĩa quota hạn ngạch

Quota hạn ngạch là một biện pháp mà chính phủ thường xuyên sử dụng nhằm giới hạn số lượng, khối lượng, hoặc giá trị của các sản phẩm hàng hóa quan trọng đối với quốc gia. Mục đích chính của việc áp dụng quota là bảo vệ và hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước, cũng như duy trì sự ổn định trong nền kinh tế.

Các sản phẩm như gạo, sản phẩm dệt may, đường,… thường bị áp dụng các biện pháp quota-hạn ngạch.

Việc áp dụng quota giúp nhà nước dễ dàng kiểm soát lượng hàng hoá trong thị trường và duy trì sự cân bằng giữa việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa, từ đó giữ cho nền kinh tế ổn định.

1.2 Mục đích

Mục đích chính của biện pháp quota như sau:

Kiểm soát thị trường:

  • Mục tiêu là kiểm soát và duy trì sự cân bằng giữa lượng hàng hóa nhập khẩu trong nước và lượng hàng hoá xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
  • Biện pháp nhằm điều tiết và ổn định thị trường, giúp ngăn chặn tình trạng chệch lệch lớn giữa cung và cầu.

Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất nội địa:

  • Hạn chế hàng hoá nhập khẩu nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
  • Tạo ra sự ổn định và kiểm soát giá cả thị trường, đồng thời bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá nội địa.

Đảm bảo cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng:

  • Hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu giúp duy trì sự ổn định về giá cả trên thị trường.
  • Tối ưu hóa mức độ cân bằng giữa cung và cầu, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước.

2. Các trường hợp áp dụng

Theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017, áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:

>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ gồm những thủ tục gì? Ủy quyền xin cấp sổ đỏ có được không?

Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; b) Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ; c) Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch:

  • Công khai thông tin về số lượng, khối lượng, và trị giá của hàng hóa.
  • Công khai, minh bạch, và khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Những biện pháp này nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc quản lý và sử dụng hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quốc tế và các điều kiện kinh tế trong nước.

3. Các loại hình phổ biến

3.1 Quota (hạn ngạch) xuất khẩu

Quota hạn ngạch xuất khẩu (Export Quotas) là một biện pháp do chính phủ áp dụng nhằm giới hạn về khối lượng, số lượng, giá trị  hàng hóa được phép xuất khẩu ra khỏi thị trường lãnh thổ Việt Nam. Hạn ngạch xuất khẩu thường ít sử dụng hơn hạn ngạch nhập khẩu.

Xem thêm:  Các tiêu chuẩn để trở thành Công chứng viên

hực hiện thông qua hai hình thức khác:

  • Quota hạn ngạch thuế quan (Tariff quota) là biện pháp nhà nước quy định để phân biệt mức thuế phải đóng dựa trên số lượng hàng nhập khẩu hay xuất khẩu.
  • Quota hạn hạn ngạch quốc tế (International quota) là quota sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng. Nhằm mục đích duy trì sự ổn định giá thị trường quốc tế và bảo vệ lợi ích cho các thành viên trong hiệp hội.

Ưu điểm của sự hạn chế này là bảo vệ được các ngành công nghiệp trong nước, điều này  giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước duy trì được nguồn nguyên liệu hiện hữu để thực hiện các hoạt động sản xuất sản xuất.

Tuy nhiên, việc áp dụng hạn ngạch cũng mang đến nhiều rủi ro nhất định đối với các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Khi họ không thể dự đoán chính xác được nguồn cung và cầu trên thị trường, điều này có thể khiến họ gặp phải tình huống sẽ hàng hóa bị dư thừa hoặc thiếu hụt.

3.2 Quota (hạn ngạch) nhập khẩu

Khác với hạn ngạch xuất khẩu, quota hạn ngạch nhập khẩu (Import quota) được áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, và giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Quota nhập khẩu chia thành hai dạng chính:

Hạn ngạch tuyệt đối (“Absolute Quota”):

  • Quy định cụ thể về số lượng, khối lượng, và giá trị hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch đã đăng ký trong một khoảng thời gian.
  • Sau khi hoàn thành hạn ngạch này, doanh nghiệp không có khả năng nhập khẩu thêm hàng hóa vào thị trường.

Hạn ngạch thuế suất (“Tariff-rate Quota”):

  • Cho phép nhập khẩu một lượng hàng hóa cụ thể với mức thuế suất giảm trong khoảng thời gian áp dụng hạn ngạch.
  • Nếu lượng hàng nhập khẩu vượt quá giới hạn đã được quy định, số lượng hàng hóa vượt quá hạn ngạch sẽ chịu đánh mức thuế cao hơn.

Ưu điểm của quota hạn ngạch nhập khẩu là

  • Bảo vệ và Phát triển Công nghiệp Nội địa: Hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu giúp bảo vệ và phát triển ngành công nghiệp nội địa.
  • Kiểm soát và ổn định thị trường: Quota nhập khẩu giúp kiểm soát và duy trì sự ổn định về giá cả và cung cấp trên thị trường.
  • Bảo vệ Quyền lợi của Người lao động: Giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các ngành công nghiệp nội địa.

Quota nhập khẩu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn là mang lại lợi ích cho chính phủ.

Các loại hình quota phổ biến

4. Thủ tục xin quota theo hạn ngạch thuế quan xuất và nhập khẩu

4.1 Đối với quota xuất khẩu

Doanh nghiệp muốn đăng ký quota hạn ngạch xuất khẩu cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu). Quy trình thực hiện như sau:

Chuẩn bị Hồ Sơ:

Đơn Đề Nghị: Đơn đề nghị cấp phép hạn ngạch xuất khẩu (bản chính).

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ được không?

Chứng Nhận Doanh Nghiệp: Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (bản sao đóng mộc sao y bản chính).

Giấy Tờ Pháp Nhân: Các giấy tờ pháp nhân của cá nhân đại diện pháp lý doanh nghiệp (bản sao).

Nộp Hồ Sơ:

Hình Thức Nộp:

  • Doanh nghiệp có ba hình thức để nộp hồ sơ:
    • Trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép (Bộ Công Thương) hoặc cơ quan ngang bộ.
    • Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu điện.
    • Sử dụng hình thức nộp trực tuyến nếu có áp dụng.
Xem thêm:  Trẻ em được cấp thẻ Căn cước theo quy định mới từ 01/7/2024

Kiểm Tra Hồ Sơ:

  • Cơ quan chức năng kiểm tra và rà soát hồ sơ, bao gồm kiểm tra thông tin danh mục hàng hoá, số lượng, giá trị xuất khẩu, và các giấy tờ liên quan.

Bổ Sung Hồ Sơ:

  • Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, sai sót hoặc không đúng quy định, cơ quan chức năng sẽ liên hệ lại doanh nghiệp để bổ sung hồ sơ.

Xem Xét và Cấp Phép:

Cấp Phép Xuất Khẩu:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu) sẽ đưa ra quyết định cấp phép hạn ngạch xuất khẩu trong khoảng 10 ngày.

Quá trình này giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo quyền lợi trong việc xuất khẩu hàng hoá theo hạn ngạch đã được phê duyệt.

Như vậy trên đây là bài “Quota là gì? Thủ tục xin quota xuất khẩu, nhập khẩu “. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế bao gồm những bước gì? Làm tại cơ quan nhà nước mất khoảng thời gian là bao lâu? 

>>>Nên đi công chứng đặt cọc tại các văn phòng công chứng hay tại ủy ban nhân dân? Ưu và nhược điểm?

>>>Thủ tục công chứng mua bán nhà bao gồm những gì? Văn phòng nào chuyên thực hiện các giấy tờ mua bán nhà đất giá rẻ?

>>> Thuế môn bài 2024: Mức nộp bao nhiêu? Hạn nộp thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *