Bán cổ phần là hoạt động mua bán chứng khoán phổ biến giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc bán cổ phần có phải nộp thuế và xuất hóa đơn không thì không phải ai cũng biết.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng  làm công chứng miễn phí tại nhà

1. Bán cổ phần có phải nộp thuế không?

Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, do đó, khi bán cổ phần cổ đông phải thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Cụ thể, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC), cổ đông chuyển nhượng cổ phần sẽ nộp thuế TNCN với mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần (không tính theo chênh lệch giữa giá mua và giá bán).

Do vậy, kể cả trường hợp chuyển nhượng cổ phần ngang giá thì cổ đông vẫn phải kê khai và nộp thuế TNCN theo đúng quy định.

1. Bán cổ phần có phải nộp thuế không?

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu khi nào?

Theo đó, thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần được xác định như sau:

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá chuyển nhượng chứng khoán là giá được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán, được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở giao dịch chứng khoán.

– Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên, giá chuyển nhượng: Giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng, giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất.

Thuế suất và cách tính thuế:

– Thuế suất: Các cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán của từng lần.

– Cách tính nộp thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần:

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

>>> Xem thêm: Quy trình thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

Lưu ý:

– Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần là cổ đông sáng lập: Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Xem thêm:  Đặt lịch hẹn công chứng, lợi ích của việc đặt lịch công chứng

Đối với cổ phần có thêm sau khi thành lập công ty thì cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho người khác.

– Khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần thì công ty phải thực hiện thủ tục Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh nếu cổ đông sáng lập chưa thanh toán/chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

2. Có phải xuất hóa đơn không?

Hoạt động chuyển nhượng vốn không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nhưng vẫn phải xuất hóa đơn GTGT, chỉ ghi dòng bán giá là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Bán cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Căn cứ theo điểm d khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không chịu thuế GTGT như sau:

d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.

Điểm 2.1 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:

2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trong hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng bán giá là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Ngoài ra, Công văn 87757/CT-TTHT của Cục thuế Thành phố Hà Nội về hóa đơn, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn cũng hướng dẫn:

Xem thêm:  Công chứng học bạ ở đâu? Có cần bản gốc không?

>>> Có thể bạn chưa biết: Cách thức phân biệt sổ đỏ và sổ hồng nhanh chóng chỉ bằng mắt thường ngay tại nhà

Căn cứ vào quy định trên thì khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tuy không phải nộp thuế GTGT nhưng vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT.Trên đây là giải đáp về việc bán cổ phần có phải nộp thuế và xuất hóa đơn không?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

>>>Có được vay ngân hàng mua chung cư khi bị nợ xấu hay không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *