Bị cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Hiện nay Luật nghĩa vụ quân sự đã có nhiều thay đổi, trong đó sửa đổi một số quy định nổi bật. Trong đó có quy định về đối tượng phải đi nghĩa vụ quân sự. Vậy bị cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

>>> Xem thêm: Dịch thuật là gì? Muốn dịch thuật lấy ngay trong ngày thì liên hệ công ty dịch thuật nào?

1. Bị cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ 05 tiêu chuẩn: Có lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; Có trình độ văn hóa phù hợp.

Bị cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Trong đó, tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau: 

  • Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3. Trong đó:a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
  • Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP.

​Căn cứ mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105, người có độ cận dưới 3 Diop sẽ được tính điểm thị lực theo thị lực sau chỉnh kính với mức điểm từ 2 – 3. Do đó, người bị cận thị vẫn có thể phải đi nghĩa vụ quân sự nếu có độ cận dưới 3 Diop

Xem thêm:  Tài xế có được kiểm tra kế hoạch chuyên đề của CSGT ?

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Top 1 quận Cầu Giấy do khách hàng bình trọn trong năm 2022

Ngoài ra, những người bị loạn thị, mù màu trục xanh lá – đỏ mức độ nhẹ cũng đủ tiêu chuẩn sức khỏe thị lực tham gia nghĩa vụ quân sự.

Cụ thể, tiêu chuẩn các bệnh về mắt được chấm điểm như sau:

STTBệnh tậtĐiểm
1Thị lực: 
1.1Thị lực (không kính): 
 Thị lực mắt phảiTổng thị lực 2 mắt 
 10/1019/101
 10/1018/102
 9/1017/103
 8/1016/104
 6,7/1013/10 – 15/105
 1, 2, 3, 4, 5/106/10 – 12/106
1.2Thị lực sau chỉnh kínhCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
2Cận thị: 
  Cận thị dưới – 3DCho điểm theo mục 1.2
 – Cận thị từ – 3D đến dưới – 4D4
 – Cận thị từ – 4D đến dưới – 5D5
 – Cận thị từ – 5D trở lên6
 – Cận thị đã phẫu thuậtCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
3Viễn thị: 
 – Viễn thị dưới + 1,5DCho điểm theo mục 1.1
 – Viễn thị từ + 1,5D đến dưới + 3D4
 – Viễn thị từ + 3D đến dưới + 4D5
 – Viễn thị từ + 4D đến dưới + 5D6
 – Viễn thị đã phẫu thuậtCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
4Loạn thị: 
 Sinh lý hoặc < 1D2
 ≥ 1D3
 Loạn thị đã phẫu thuật, hết loạn thịCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
5Mộng thịt: 
 – Mộng thịt độ 1, độ 22
 – Mộng thịt độ 34
 – Mộng thịt độ 45
 – Mộng thịt đã mổ tái phát, gây dính5
6Bệnh giác mạc: 
 – Sẹo giác mạc đơn thuần, mỏng, nhỏ ở ngoài vùng trung tâmCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
 – Sẹo giác mạc có dính mống mắt6
 – Viêm giác mạc: 
 + Nhẹ3T
 + Vừa4T
7Quặm và lông siêu ở mi mắt 
 – Không ảnh hưởng đến thị lực2
 – Có ảnh hưởng đến thị lựcCho điểm theo mục 1.1 và tăng lên 1 điểm
8Viêm kết mạc: 
 – Viêm kết mạc cấp2T
 – Viêm kết mạc mùa xuân4
9Lệ đạo: 
 – Viêm lệ đạo cấp tính3T
 – Viêm tắc lệ đạo mạn tính 
 + Nếu ở 1 bên mắt5
 + Nếu ở 2 bên mắt6
10Vận nhãn: 
 – Lác cơ năng: 
 + Không gây giảm thị lực3
 + Có giảm thị lực (chỉnh kính tối đa thị lực ≤ 8/10)5
 – Lác do liệt 1 hay nhiều cơ vận nhãn (lác trong, ngoài, lên, xuống)6
11Tật rung giật nhãn cầu (bệnh lý hoặc bẩm sinh)5
12Những bệnh ở mí mắt và hốc mắt 
 – Các vết sẹo làm biến dạng mi mắt: Hở mi; Dính mi cầu; Lật mi, lộn mi6
 – Sụp mi mắt bẩm sinh hoặc bệnh lý: 
 + Độ I2
 + Độ II3
 + Độ III5
 + Độ IV6
 – Những bệnh ở hốc mắt6
13Mù màu 
  Mù màu trục xanh lá – đỏ mức độ nhẹ3
 – Mù màu trục xanh lá – đỏ mức độ nặng4-5
 – Mù màu hoàn toàn hoặc mù màu khác6
14Viêm võng mạc sắc tố6
15Đục thủy tinh thể bẩm sinh6
16Những bệnh khác về mắt: 
 – Tăng nhãn áp- Đục thể thủy tinh trẻ em, người trẻ và trước tuổi già- Lệch thể thủy tinh- Viêm màng bồ đào toàn bộ (dính bịt đồng tử)- Bong võng mạc- Bệnh lý thị thần kinh6
 – Các tổn hại võng mạc do bệnh lý:+ Bệnh võng mạc, do đái tháo đường+ Tổn thương võng mạc do bệnh tăng huyết áp6

2. Các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

Các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP bao gồm:

Các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ nhất tại quận Hoàn kiếm? 

Xem thêm:  Điều kiện và thủ tục thực hiện làm Sổ đỏ cho đất không có giấy tờ 2023
STTTên bệnhMã bệnh ICD10
1Tâm thầnF20 đến F29
2Động kinhG40
3Bệnh ParkinsonG20
4Mù một mắtH54.4
5ĐiếcH90
6Di chứng do lao xương khớpB90.2
7Di chứng do phongB92
8Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47
9Người nhiễm HIVB20 đến B24; Z21
10Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng 

Trên đây là bài viết “Bị cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Công chứng là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực. Những điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng. 

>>> Nhờ người thân làm thủ tục xin cấp sổ đỏ hộ có được không? Làm thủ tục tại cơ quan nhà nước nào? 

>>> Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất hiện nay tại các văn phòng công chứng được tính dựa trên căn cứ nào? 

>>> Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có phải thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ không?

>>> Học bổ túc là gì? Những điều cần biết về học bổ túc

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *