Trong vận tải hàng hóa đường biển, hoa tiêu là vị trí có vai trò quan trọng trong việc dẫn tàu ra vào bến cảng thuận lợi, an toàn. Đặc biệt, với những cảng biển phức tạp, sử dụng hoa tiêu dẫn đường là điều chắc chắn chủ tàu nên lựa chọn. Vậy hoa tiêu là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

>>> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ , sổ hồng khi mua nhà chung cư nhanh chóng, uy tín tại Hà Nộ

1. Hoa tiêu là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, khái niệm và địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải được đưa ra như sau:

Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.

Hoa tiêu là gì?

Như vậy, theo điều khoản trên, có thể hiểu rằng, hoa tiêu hàng hải là người chỉ đường, dẫn dắt và cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp trong khu vực hoạt động của vùng hoa tiêu hàng hải. Mục đích của hoa tiêu hàng hải là đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, việc sử dụng hoa tiêu hàng hải của Việt Nam còn gắn với mục đích quốc gia. Hành động này không chỉ góp phần bảo vệ chủ quyền mà còn thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia.

Đồng thời, khi sử dụng hoa tiêu dẫn tàu, thuyền trưởng vẫn là người giám sát tốt cao và có quyền chỉ huy hoa tiêu. Ngoài việc lựa chọn, đình chỉ hay yêu cầu thay thế hoa tiêu, thuyền trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ huy tàu thuyền an toàn và giám sát các thuyền viên trên tàu thực hiện công việc.

>>> Xem thêm: Dịch thuật lấy ngay giao nhanh trong 24h, miễn phí giao cả cuối tuần

2. Những trường hợp phải sử dụng hoa tiêu hàng hải

Trường hợp bắt buộc

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 247 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, những tàu thuyền trong trường hợp dưới đây sẽ phải sử dụng và chi trả cho dịch vụ hoa tiêu:

Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả chi phí dịch vụ hoa tiêu.

Như vậy, miễn là trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại địa phận Việt Nam thì dù tàu thuyền Việt Nam hay nước ngoài cũng phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam để dẫn tàu và chi trả chi phí cho dịch vụ này.

Theo Thông tư số 43/2018/TT-BGTVT, vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc sẽ được giới hạn từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố.

Xem thêm:  Học bổ túc là gì? Những điều cần biết về học bổ túc

Ngoài ra, tại các vùng biển có khai thác dầu khí, vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc sẽ tính từ vùng đón trả hoa tiêu đến các cảng dầu khí hay các công trình dầu khí tại địa phận biển Việt Nam.

Hoa tiêu là gì?

Trường hợp không bắt buộc

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 247 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, những trường hợp dưới đây không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:

a) Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc;

b) Tàu thuyền Việt Nam chở hành khách, chở dầu, khí hóa lỏng, xô hóa chất dưới 1.000 GT; các loại tàu thuyền khác của Việt Nam dưới 2.000 GT;

c) Tàu thuyền nước ngoài dưới 100 GT;

d) Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu thuyền và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc mà tàu thuyền hoạt động được phép tự dẫn tàu.

Trên đây là những trường hợp không nhất thiết phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải.  Những trường hợp ngoại lệ này được xét trên vùng hoa tiêu hàng hải, dung tích tàu và chuyên môn thuyền trưởng.

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội chưa có sổ hồng thì cần thực hiện thủ tục như thế nào?

3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của hoa tiêu dẫn tàu

Hoa tiêu hàng hải giữ một vai trò quan trọng trong chuyến dẫn tàu, là “mắt xích” quan trọng dẫn an toàn cho tàu bất kể ngày đêm. Vì vậy, hoa tiêu có những trách nhiệm và nghĩa vụ quan trọng phải tuân theo.

Trách nhiệm

Trách nhiệm của hoa tiêu khi dẫn tàu được quy định cụ thể:

– Chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch điều động của Cảng vụ Hàng hải, có quyền từ chối dẫn tàu khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện những chỉ dẫn hoặc khuyến cáo của hoa tiêu.

– Nếu xảy ra bất thường phải báo ngay cho Cảng vụ Hàng hải…

– Khuyến cáo thuyền trưởng về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; nếu thuyền trưởng không thực hiện cần báo ngay cho Cảng vụ Hàng hải và tổ chức hoa tiêu biết;

–  Chấp hành nghiêm chỉnh việc bố trí dẫn tàu của Giám đốc tổ chức hoa tiêu trên cơ sở đề nghị của Thuyền trưởng. Nếu từ chối dẫn tàu vì lý do chính đáng, phải báo ngay cho Giám đốc tổ chức hoa tiêu và Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết kịp thời…

Hoa tiêu là gì?

Nghĩa vụ

Nghĩa vụ của hoa tiêu khi dẫn tàu được quy định cụ thể như sau:

– Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

– Cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thực tế của tuyến dẫn tàu, đặc tính điều động của tàu và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động hàng hải trên tuyến dẫn tàu.

Xem thêm:  Người nhận thừa kế đất có phải nộp thuế không?

– Thực hiện đầy đủ, chính xác lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

– Không gây khó khăn, sách nhiễu hoặc các hành vi tiêu cực khác đối với doanh nghiệp, tàu thuyền có yêu cầu cung cấp hoa tiêu.

– Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích bị cấm trong thời gian dẫn tàu.

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ giả nhanh nhất, chưa mất đến 1 phút ngay tại Hà Nội

Trên đây là bài viết giải đáp về “Hoa tiêu là gì? Trách nhiệm và nghĩa vụ của hoa tiêu dẫn tàu”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Bán hàng hết hạn sử dụng bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật

>>> Công chứng hộ chiếu ở đâu? Thủ tục công chứng hết bao nhiêu tiền?

>>> Cộng tác viên là gì? Quy trình hợp đồng cộng tác viên

>>> Quy định các trường hợp chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *