Đất nông nghiệp lên đất trồng cây lâu năm được không? là câu hỏi mà đến nay vẫn còn nhiều người thắc mắc. Theo dõi bài viết dưới đây của Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Đất nông nghiệp lên đất trồng cây lâu năm được không?

Đây là câu hỏi tưởng chừng như nói đến một vấn đề hiển nhiên bởi theo phân loại đất đai tại Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Điều này cũng có nghĩa, đất trồng cây lâu năm chính là đất nông nghiệp.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói miễn phí giao sổ cả cuối tuần tại Hà Nội

Mặt khác, đất nông nghiệp lại gồm nhiều loại đất khác nhau: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng,… Điều này cũng có nghĩa, không phải mọi loại đất nông nghiệp đều được trồng cây lâu năm. Người sử dụng đất chỉ được quyền trồng cây lâu năm trên đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm.

Trường hợp người sử dụng đất muốn trồng cây lâu năm trên đất nông nghiệp khác (đất trồng cây hàng năm, đất trồng rừng,…) phải có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc làm thủ tục đăng ký biến động đất đai trong trường hợp không phải xin phép.

Tóm lại: Đất nông nghiệp là nhóm đất gồm nhiều loại đất khác nhau, để trồng cây lâu năm trên đất nông nghiệp thì đất nông nghiệp đó phải là đất được sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm hoặc đã thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm.

1. Đất nông nghiệp lên đất trồng cây lâu năm được không?

2. Trồng cây lâu năm trên đất nông nghiệp trồng cây hàng năm có phải xin phép không?

Việc chuyển mục đích sử dụng đất để khai thác tối ưu lợi ích kinh tế của tài nguyên đất là vấn đề khá phổ biến. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể mà khi chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chỉ cần thực hiện đăng ký biến động.

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng cây hàng năm khác như ngô, đậu tương, lạc,… và đất trồng lúa.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Thanh Xuân

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Hướng dẫn phân biệt sổ đỏ, sổ hồng ngay tại nhà.

Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT về việc chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải đăng ký biến động đất đai như sau:

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 như sau:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

Như vậy, trường hợp trồng cây lâu năm trên đất trồng cây hàng năm khác thì không cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.

>>> Xem thêm: Biểu phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất mới nhất năm 2023.

Theo đó, người sử dụng đất cần lưu ý về hồ sơ đăng ký biến động đất đai gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký biến động theo mẫu

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hồ sơ trên được nộp theo các cách sau:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn).

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

– Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa ở cấp huyện.

– Nếu chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ như sau:

  • Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai)

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra sổ đỏ thật giả khi chuyển nhượng đất để tránh bị lừa đảo.

Trên đây là giải đáp về Đất nông nghiệp lên đất trồng cây lâu năm được không?. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

Xem thêm:  Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe tiến hành thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nghề cộng tác viên là gì? Có bao nhiêu loại nghề cộng tác viên?

>>> Công chứng di chúc để lại di sản thừa kế ngay tại nhà được không?

>>> Văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật hỗ trợ công chứng, chứng thực giao ngay tại nhà

>>> Quy trình thủ tục công chứng mua bán nhà đất và hồ sơ cần phải chuẩn bị?

>>> Đất rừng phòng hộ được chuyển sang đất nông nghiệp không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *