Nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng vào đại học theo nguyện vọng. Nhiều thí sinh thắc mắc nguyện vọng là gì và khi đăng ký nguyện vọng đại học cần lưu ý những gì. Các thắc mắc trên sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Các loại thuế phí phải đóng khi thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu mới nhất 2023

1. Nguyên tắc của nguyện vọng 1 là gì?

Nguyện vọng 1 là nguyện vọng được ưu tiên xét đầu tiên của thí sinh. Khi thí sinh đủ điều kiện đậu nguyện vọng 1 thì sẽ dừng xét các nguyện vọng tiếp theo. Vì vậy, nguyện vọng 1 là nguyện vọng mà thí sinh sẽ dành cho ngành và trường mà mình muốn theo học nhất.

Nguyên tắc xét nguyện vọng1,2,3

2.Nguyên tắc nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 là gì?

Nguyện vọng 2 là nguyện vọng được ưu tiên tiếp theo sau nguyện vọng 1. Nếu thí sinh không đậu nguyện vọng 1 thì sẽ được xét đến nguyện vọng 2. Do đó, các thí sinh sẽ ít yêu thích nguyện vọng 2 hơn.

Theo thứ tự ưu tiên lần lượt, nguyện vọng 3 sẽ là nguyện vọng tiếp theo được xét nếu thí sinh không đậu nguyện vọng 1 và 2.

Ở nguyện vọng này các thí sinh thường sẽ chọn một trường đại học/ cao đẳng nào đó với số điểm thấp. Do đó đây cũng là một cơ hội nếu thí sinh không may rớt nguyện vọng 1 và 2.

>>> Xem thêm: 07 điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

3. Nguyên tắc xét tuyển vào đại học

Nguyện vọng được xem xét theo thứ tự lần lượt, bắt đầu từ nguyện vọng 1, và quá trình xét sẽ dừng lại ở nguyện vọng mà thí sinh đủ điều kiện đậu.

Nếu không đậu ở các nguyện vọng ở vị trí cao, thí sinh sẽ tiếp tục xét đến các nguyện vọng tiếp theo, liên tục đến nguyện vọng cuối cùng. Trong trường hợp xét đến nguyện vọng cuối cùng mà vẫn không có nguyện vọng nào đạt yêu cầu đậu, thì thí sinh sẽ bị coi là trượt.

Theo khoản 3 Điều 20 của quy chế được ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, các nguyên tắc xét tuyển được quy định như sau:

  • Điểm trúng tuyển của các trường khi được công bố không được thấp hơn ngưỡng đầu vào, và số điểm này cần được xác định để đảm bảo sự cân đối giữa số lượng trúng tuyển theo ngành, chương trình đào tạo.
  • Trong cùng một chương trình đào tạo hoặc ngành với một tổ hợp môn, không được áp đặt ưu tiên đối với thứ tự nguyện vọng.

Trong tình huống nếu có nhiều thí sinh đủ điểm và bằng điểm nhau, nhưng chỉ còn ít số lượng chỉ tiêu, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí thứ tự nguyện vọng để xác định ưu tiên trúng tuyển.

Ví dụ, nếu trường Đại học A còn lại 2 suất trúng tuyển cho ngành công nghệ thông tin và có 4 thí sinh đủ điểm nhưng bằng điểm nhau, việc sử dụng thứ tự nguyện vọng sẽ giúp xác định thí sinh trúng tuyển. Thí sinh B có nguyện vọng 1 và thí sinh C có nguyện vọng 2, vì vậy 2 suất trúng tuyển sẽ thuộc về B và C theo thứ tự nguyện vọng của họ

4.  Các lưu ý khi đặt nguyện vọng

4.1 Tìm hiểu thật kỹ về trường và ngành trước khi đặt nguyện vọng

Việc nắm vững thông tin về ngành học và trường đại học trước khi đặt nguyện vọng là quan trọng để đảm bảo sự hài lòng và phù hợp sau khi nhập học. Điều này có ý nghĩa lớn vì sau khi điều chỉnh nguyện vọng cuối cùng, không có khả năng thay đổi nguyện vọng nữa.

Xem thêm:  Bán đất bằng hợp đồng ủy quyền có hợp pháp không?

Việc tìm hiểu trước về cả ngành và trường giúp tránh tình trạng sau khi bắt đầu học, sinh viên phát hiện ra rằng họ không hài lòng với ngành học hoặc cảm thấy môi trường học tập, chương trình đào tạo không phù hợp với mình. Nhiều trường hợp đã xảy ra khi sinh viên không cân nhắc kỹ về nguyện vọng, sau đó phải đối mặt với quyết định khó khăn, đôi khi dẫn đến việc nghỉ học hoặc phải thi lại để chọn lựa nguyện vọng khác. Những quyết định này không chỉ tốn thời gian mà còn đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí không đáng có.

4.2 Đặt nguyện vọng theo thứ tự giảm dần

các lưu ý về nguyên tắc đặt nguyện vọng

Như phần đầu bài viết đã đề cập, nguyện vọng sẽ được xét theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Nếu đã đậu được nguyện vọng nào đó thì các nguyện vọng sau đó của thí sinh sẽ không được xét tiếp.

Vì thế, trước khi đặt nguyện vọng thí sinh cần hết sức cân nhắc xem mình thật sự thích ngành gì, trường nào và thích sự lựa chọn nào nhất. Nếu bạn thích và cảm thấy phù hợp với ngành nào đó nhất thì chắc chắn phải đặt ở nguyện vọng đầu tiên.

Theo sau đó là ngành và trường mà bạn yêu thích thứ 2, thứ 3,.. và giảm dần độ yêu thích với các nguyện vọng càng xa. Làm điều này sẽ đảm bảo sự yêu thích nguyện vọng bạn trúng tuyển cao hơn các nguyện vọng sau.

Nếu bạn đã đậu nguyện vọng nào đó nhưng lại muốn học theo nguyện vọng sau thì sẽ không được. Mặc dù điểm của bạn có cao hơn bao nhiêu so với điểm chuẩn của nguyện vọng mà bạn muốn đổi, bạn vẫn sẽ không thay đổi được.

4.3 Nên đặt nguyện vọng theo ngành, không phải theo trường

Nhiều thí sinh thường chọn trường gần nhà hoặc trường mà bạn bè đang quan tâm, điều này là hoàn toàn phổ biến và không có gì sai. Tuy nhiên, đôi khi có trường hợp ngành học mà thí sinh mong muốn ở trường đó yêu cầu điểm số quá cao so với khả năng của họ. Trong tình huống này, một số thí sinh có thể cố gắng chọn ngành khác của trường đó.

Tuy nhiên, quyết định này có thể không phải lựa chọn tốt nhất. Việc học một ngành mà bạn không thực sự đam mê có thể dẫn đến việc khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức. Lựa chọn ngành học là một quyết định quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành trình học tập và sự phát triển nghề nghiệp của bạn.

Điều quan trọng nhất khi bắt đầu học đại học là chọn ngành mà bạn thích và đam mê. Bạn sẽ dành nhiều thời gian gắn bó với ngành học này trong quá trình đại học, và sự hài lòng từ việc học ngành mình yêu thích có thể tạo ra động lực và niềm vui trong hành trình học tập và nghề nghiệp dài hạn của bạn.

>>> Xem thêm: Tìm việc cộng tác viên với mức lương hấp dẫn, làm việc online tại nhà

4.4 Không phải lúc nào đặt nhiều nguyện vọng cũng tốt

Một số thí sinh thường nghĩ rằng việc đặt càng nhiều nguyện vọng càng tốt. Tuy nhiên, điều này không phải luôn là quyết định đúng. Nếu bạn đặt quá nhiều nguyện vọng, không chỉ tốn kém mà còn có thể dẫn đến sự mất tập trung vào mục tiêu.

Xem thêm:  Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc làm không?

Việc đặt nguyện vọng một cách có độ làm cho bạn có khả năng tập trung hơn vào từng lựa chọn của mình. Ngược lại, khi có quá nhiều nguyện vọng, bạn có thể trở nên lạc quẻ và dễ bị làm mất tập trung vì suy nghĩ rằng nếu không đậu ở một nguyện vọng thì vẫn còn nhiều lựa chọn khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần học tập và kỳ vọng của bạn.

Do đó, việc lựa chọn cẩn thận và tập trung vào những nguyện vọng quan trọng nhất có thể giúp bạn duy trì tinh thần học tập tích cực và hướng tới mục tiêu của mình một cách hiệu quả.

4.5 Dù đã trúng tuyển trước vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống

Nếu bạn đã trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ hoặc xét chứng chỉ quốc tế thì vẫn phải đăng ký nguyện nguyện vọng này trên hệ thống. Vì các nguyện vọng sẽ được đưa vào hệ thống để lọc.

Trường hợp nếu thí sinh đã trúng tuyển trước đó mà không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống thì xem như thí sinh đã từ bỏ suất trúng tuyển này. Vì vậy nếu bạn đã trúng tuyển bằng các phương thức trên thì vẫn phải đăng ký nếu không muốn mất cơ hội.

4.6 Nên tham khảo điểm của nguyện vọng đó vài năm về trước

Việc tham khảo điểm của vài năm trước sẽ giúp bạn cân nhắc xem mình có khả năng với nguyện vọng này không. Tuy nhiên đây chỉ là điểm mang tính chất tham khảo tương đối vì tùy vào tình hình mỗi năm mà điểm có thể thay đổi theo xu hướng tăng hoặc giảm.

Như vậy trên đây là bài ” Nguyên tắc xét tuyển nguyện vọng vào đại học”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Ai phải nộp phí công chứng khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất?

>>> Danh sách các văn phòng công chứng dịch thuật uy tín nhất tại Hà Nội

>>> Ủy quyền cho thuê nhà có cần phải công chứng? Địa điểm nhận công chứng ủy quyền tại Hà Nội

>>> Quy định các trường hợp chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền

>>> Lập vi bằng mua bán đất để không bị lừa

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *