Hộ kinh doanh được thành lập tương đối nhiều và là mô hình khá phổ biến hiện nay. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể mới nhất để bạn đọc tham khảo và thực hiện khi cần.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách đọc thông tin trên sổ hồng đơn giản, chính xác 100% tại nhà.

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.

thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ, làm bìa sổ đỏ trọn gói, chuyên nghiệp tại Hà Nội

2. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:

– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;

– Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;

– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;

– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động

– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.

– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.

– Hộ kinh doanh được sử dụng hóa đơn điện tử.

>>> Xem thêm: Quy trình thủ tục công chứng di chúc miệng cập nhật chi tiết nhất

3. Điều kiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Theo khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này, cụ thể:

+ Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh.

+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

Xem thêm:  Đảng viên đánh người bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?

+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

>>> Xem thêm: Đối tác kinh doanh là gì? Bí kíp tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả

4. Mã số hộ kinh doanh cũng chính là mã số thuế

Từ ngày 01/7/2023, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ được thực hiện theo thủ tục liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Theo đó, mã số hộ kinh doanh cũng chính là mã số thuế của hộ kinh doanh, mã số này được cấp từ Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Như vậy, từ ngày 01/7/2023, trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ tồn tại 02 loại mã số là mã số đăng ký hộ kinh doanh (do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp) và mã số kinh doanh (do Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế cấp)

>>> Xem thêm: Có được thực hiện công chứng ngoài trụ sở hay không? Trường hợp nào được áp dụng?

5. Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

5.1. Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

STTTên tài liệu
1Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT)
2Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
3Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
4Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
5Văn bản uỷ quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận uỷ quyền thự hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh online, các giấy tờ trên phải được thể hiện dưới dạng file “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf” và được xác thực bằng chữ ký số của chủ hộ kinh doanh/người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

Xem thêm:  Sổ hồng chung cư có được đứng tên cả bố - mẹ - con cái hay không?

5.2. Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình có thể chọn 01 trong các phương thức sau để nộp hồ sơ:

– Nộp hồ sơ trực tiếp/qua bưu điện đến Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.

– Nộp online trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: UBND xã có được công chứng hợp đồng ủy quyền về đất đai hay không?

5.3. Thời gian làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Sau 03 ngày làm việc mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.

5.4. Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.

Trên đây là bài viết giải đáp về “Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể mới nhất”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Top 5 văn phòng công chứng dịch thuật uy tín tại Hà Nội

>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục công chứng bằng tốt nghiệp

>>> Hướng dẫn thủ tục chứng thực chữ ký chi tiết nhất

>>> Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh tiến hành thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *