GRDP là thuật ngữ được dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế để tính giá trị sản phẩm dịch vụ. GRDP – tức là “Gross Regional Domestic Product” hoặc “Tổng Sản phẩm Trong nước Khu vực”. Vậy cách để tính GRDP chính xác nhất là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

>>> Tìm hiểu thêm: Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng như thế nào cho đúng?

1. GRDP là gì? 

Khái niệm GRDP như sau:

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (Gross regional domestic product) là tổng giá trị các sản phẩm, dịch vụ ở khâu cuối cùng (Không tính giá trị sản phẩm, vật chất ở khâu trung gian) được sản xuất bởi các đơn vị có trụ sở chính hoặc cơ sở kinh doanh nằm trong phạm vi  địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong khoảng thời gian nhất định.

GRDP là gì

Kỳ công bố GRDP thường theo quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc theo năm (một hoặc nhiều năm).

GRDP biểu thị kết quả sản xuất sản phẩm, dịch vụ cuối cùng góp phần phản ánh được mức độ hiệu quả của các chính sách về số lượng sản phẩm được tạo ra theo kỳ. Từ đó, ta có thể rút ra được những đánh giá chung cho sự phát triển kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

>>> Xem thêm: Những thông tin cần bạn cần biết trước khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ nhà đất

2. Cách tính GRDP chính xác nhất

2.1. Phương pháp tính

Theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg, phương pháp tính GRDP sau:

Căn cứ vào phương pháp sản xuất, có thể tính GRDP theo các tiêu chí sau:

  • Tính theo giá hiện hành: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bằng tổng giá trị được tăng thêm theo giá hiện hành của tất cả ngành, các khu vực và loại hình kinh tế cộng với giá trị thuế của sản phẩm trừ đi trợ cấp về sản phẩm.

Công thức tính tổng quát: GRDP theo giá hiện hành = Tổng giá trị được tăng thêm theo giá hiện hành + Thuế của sản phẩm theo giá hiện hành + Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá hiện hành

Trong đó có:

Giá trị được tăng thêm theo giá hiện hành = Giá trị sản xuất theo giá hiện hành – Chi phí sản xuất trung gian theo giá hiện hành

  • Tính theo giá so sánh: Để tính theo giá so sánh, ta cần thực hiện tính gián tiếp vì GRDP hoặc các giá trị tăng thêm không thể phân tích thành giá hoặc lượng cụ thể nên không có chỉ số giá hợp lý để tính trực tiếp. Công thức như sau:

GRDP theo giá so sánh = Tổng giá trị được tăng thêm theo giá so sánh + Các loại thuế của sản phẩm theo giá so sánh – Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá so sánh.

GRDP

Trong đó ta có:

– Thuế nhập khẩu theo giá so sánh = Thuế nhập khẩu theo giá hiện hành/Chỉ số giá hàng hóa của năm hiện hành so với năm được so sánh.

Xem thêm:  Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần phải công chứng không?

– Thuế giá trị gia tăng và các loại thuế dành cho sản phẩm khác theo giá so sánh = Thuế giá trị gia tăng và các loại thuế dành cho sản phẩm khác theo giá hiện hành/Chỉ số giảm phát của tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.

– Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá so sánh = Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá hiện hành/Chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.

>>> Xem thêm: 05 cách tìm đối tác hợp tác kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

2.2. Cách tính tốc độ tăng trưởng GRDP chi tiết

  • Tính theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm

Tốc độ tăng trưởng GRDP là là tỷ lệ % tăng hoặc giảm của GRDP (theo giá so sánh) tại kỳ báo cáo so với cùng kỳ ở năm trước. Công thức tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng GRDP =  ((GRDP theo giá so sánh tại kỳ báo cáo/ GRDP theo giá so sánh tại báo cáo cùng kỳ năm trước) x 100) – 100

  • Tính theo thời kỳ (Nhiều năm)

Công thức tính tổng quát như sau:

GRDP

Trong đó ta có:

Gy: Tốc độ độ tăng trưởng bình quân từ sau năm gốc so sánh đến năm n.

GRDPn: GRDP tính theo giá so sánh năm thứ n.

GRDP0: GRDP tính theo giá so sánh năm gốc của thời kỳ nghiên cứu.

n: Số năm từ sau năm gốc so sánh đến năm n của báo cáo.

>>> Tìm hiểu thêm: Di chúc bằng văn bản có hiệu lực pháp lý khi nào? Công chứng di chúc bằng văn bản mất bao nhiêu tiền?

3. GRDP có gì khác GDP?

GRDP và GDP là hai chỉ tiêu thường bị nhầm lẫn vì chúng có một số điểm tương đồng với nhau. Vậy sự khác nhau giữa GDP và GRDP là gì? Chúng tôi giải đáp thắc mắc này theo các tiêu chí như sau:

Điểm khác nhauGRDPGDP
Khái niệm chungGRDP (hay tổng sản phẩm trên địa bàn) là giá trị sản phẩm. dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương trong một khoảng thời gian nhất định.GDP (Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm trong nước) là giá trị trên thị trường của các hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trong phạm vi một quốc gia tại thời điểm nhất định.
Phạm viMột tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ươngLãnh thổ của một quốc gia
Công thức tínhGRDP theo giá hiện hành = Tổng giá trị được tăng thêm theo giá hiện hành + Thuế của sản phẩm theo giá hiện hành + Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá hiện hànhGRDP theo giá so sánh = Tổng giá trị được tăng thêm theo giá so sánh + Các loại thuế của sản phẩm theo giá so sánh – Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá so sánh.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian + Thuế nhập khẩu
Nội dung phản ánhGRDP là một chỉ tiêu dùng để phản ánh, so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh, vùng trong một quốc gia.GDP chính là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, GDP còn phản ánh sự biến động của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và dự đoán tình hình kinh tế.

4. Ý nghĩa đối với nền kinh tế hiện nay

GRDP có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay. Bởi lẽ, đây chính là chỉ tiêu đánh giá chuẩn xác nhất tình hình kinh tế của một tỉnh trong năm. Ý nghĩa của GRDP là:

  • GRDP biểu thị giá trị sản phẩm, dịch vụ cuối cùng của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Từ đó, giúp cho các nhà kinh tế có thể đem ra để quan sát và đánh giá tình hình hoạt động kinh tế tại địa bàn.
  • GRDP giúp đưa ra các chiến lược về sản xuất và cách thức hoạt động dịch vụ một cách đúng đắn nhằm có các điều chỉnh kịp thời khi gặp chuyển biến xấu và có phương hướng phát triển phù hợp, lâu dài.
  • Tuy GRDP là chỉ tiêu đánh giá giá trị sản phẩm, dịch vụ của chỉ một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng nó lại có ý nghĩa to lớn góp phần giúp cho việc quản lý hoạt động kinh tế của quốc gia được thực hiện sát sao, chặt chẽ ở từng địa bàn trên cả nước, góp phần vào việc phát triển kinh tế nước nhà đi lên bền vững.
Xem thêm:  Đánh học sinh giáo viên sẽ bị xử lý như thế nào?

>>> Xem ngay: Thủ tục công chứng mua bán nhà đất và hồ sơ cần chuẩn bị?

Trên đây là bài viết giải đáp về “GRDP là gì? Cách tính GRDP chính xác nhất”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Xử lý chi phí không có hóa đơn như thế nào?

>>> Có thể thực hiện công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế ở đâu?

>>> Hướng dẫn thủ tục chứng thực chữ ký chi tiết nhất

>>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục công chứng bằng tốt nghiệp

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *