Tổ chức phi chính phủ là những tổ chức độc lập hoạt động bên ngoài hệ thống chính phủ nhưng có mục tiêu và hoạt động liên quan đến việc cải thiện cuộc sống, phát triển cộng đồng, và thúc đẩy các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Các tổ chức phi chính phủ được hoạt động vì các mục đích về nhân đạo, trẻ em và sự phát triển con người. Cùng tìm hiểu thêm về các loại tổ chức chính phủ và vai trò của chúng.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật có thu thêm phụ phí ngoài giờ không?

1. Tổ chức phi chính phủ là gì?

1.1 Khái niệm

Theo Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ (Non – governmental organization, viết tắt NGO) là thuật ngữ được dùng để chỉ tổ chức, hiệp hội, các ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật nó không thuộc trong khu vực nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận.

Tổ chức phi chính phủ

1.2 Phân loại tổ chức phi chính phủ

Tổ chức phi chính phủ có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là những loại tổ chức phi chính phủ dựa trên định hướng hoạt động như sau:

– Theo phạm vi hoạt động, có 03 loại tổ chức phi chính phủ sau:

+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ (GONGO): Là tổ chức phi chính phủ do chính phủ lập ra hoặc hoàn toàn phụ thuộc ngân sách vào chính phủ.

+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia (NNGO): Là tổ chức phi chính phủ có các thành viên đều mang cùng một quốc tịch.

– Tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO): Là tổ chức phi chính phủ hoạt động trên phạm vi quốc tế và không được thành lập dựa trên thỏa thuận liên chính phủ.

>>> Xem thêm: Danh sách các văn phòng công chứng Hà Nội thực hiện chứng thực chữ ký số uy tín, nhanh chóng.

1.3 Các hình thức viện trợ của tổ chức phi chính phủ là gì

Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ được thể hiện dưới 03 hình thức:

+ Viện trợ thông qua các dự án, chương trình.

+ Viện trợ thông qua phi dự án (Bằng tiền hoặc hiện vật).

+ Viện trợ khẩn cấp dành cho các trường hợp có thiên tai, các tai họa khác.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất đã sử dụng từ trước năm 1993 được thực hiện như thế nào?

2. Vai trò của tổ chức phi chính phủ hiện nay

– Các tổ chức phi chính phủ tạo cầu nối để đẩy mạnh trao đổi thông tin liên lạc từ người dân đến chính phủ và giữa các quốc gia: NGOs đẩy mạnh truyền thông để thông báo cho chính phủ biết về những suy nghĩ, mong muốn của người dân và thông báo cho nhân dân biết những kế hoạch và hoạch định của chính phủ.

Xem thêm:  Công chứng 3 bên là gì? Thủ tục công chứng 3 bên thực hiện thế nào?

– Các tổ chức phi chính phủ thúc đẩy sự phát triển của xã hội: Các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện cho công dân có thể đưa ra những sáng kiến và sức lực của mình để phát triển các giá trị xã hội.

– Các tổ chức phi chính phủ thay người dân nghèo nói lên tiếng nói của mình về các chính sách, chương trình của chính phủ: Việc này có thể được thực hiện thông qua các dự án, các diễn đàn cộng đồng hay các cuộc vận động thí điểm.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ giá cả hợp lý

3. Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ là gì?

+ Tổ chức phi chính phủ có mạng lưới kết nối xuyên quốc gia. Đây là đặc điểm nổi bật nhất, tạo nên những cầu nối đầy giá trị góp phần thúc đẩy, lan tỏa các dự án, chương trình.

Tổ chức phi chính phủ là gì

+ Tổ chức phi chính phủ hoạt động hầu như không vì mục đích thương mại và vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội trong nhiều lĩnh vực như: Môi trường, giáo dục, y tế, văn hóa,….

+ Tổ chức phi chính phủ thường có cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp và có sự giúp sức bởi các tình nguyện viên trong nhiều dự án khác nhau về xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người khuyết tật, bảo vệ môi trường, động vật,…

4. Các hoạt động của tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam

Việt Nam hiện đã có hơn 600 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động thường xuyên và cung cấp một nguồn viện trợ ổn định cho nước ta. Họ đã có các hoạt động nổi bật như sau:

+ Lĩnh vực chính trị đối ngoại: Các tổ chức liên hệ là sợi dây liên kết quan trọng giữa Việt Nam và nước ngoài. Tận dụng lợi thế này, nhà nước đã tạo dư luận quốc tế để họ ủng hộ chúng ta trong việc triển khai các đường lối đối ngoại và góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế: Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền lợi và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

+ Lĩnh vực phát triển xã hội: Cho đến năm 2023, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam đã tài trợ hàng chục triệu đô để góp phần giúp các địa phương tại Việt Nam khắc phục các yếu kém về xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, các vấn đề xã hội,….

Xem thêm:  Xác định kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng

>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thủ tục công chứng di chúc tại nhà theo quy định mới 2023.

Trên đây là bài viết giải đáp về “Tổ chức phi chính phủ là gì? Phân loại tổ chức phi chính phủ”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Tổ chức hành nghề công chứng được phép lưu giữ di chúc trong bao lâu?

>>> Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở đâu? Công chứng mất bao lâu?

>>> Thủ tục công chứng di chúc miệng ngoài trụ sở mới nhất 2023

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền: Thủ tục thực hiện như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *