Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: Tiêu chuẩn, phụ cấp thế nào? Là điều nhiều bạn đọc thắc mắc trong thời gian gần đây. Vậy Chỉ huy trưởng là gì? Và những phụ cấp, tiêu chuẩn đối với chức danh trên như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai thực hiện các dịch vụ công chứng chứng thực có uy tín, chất lượng không?

1. Tiêu chuẩn của chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã

Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự là một trong các chức danh công chức cấp xã. Theo đó, tiêu chuẩn của chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã gồm:

Tiêu chuẩn của chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã

– Tiêu chuẩn chung:

  • Thực hiện theo tiêu chuẩn về cán bộ, công chức, quy định của Đảng, tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương.
  • Có khả năng phối hợp với đơn vị quân đội, công an và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân…

>>> Xem thêm: Danh sách các văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật tại nội thành Hà Nội.

– Tiêu chuẩn riêng: Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự. Cụ thể tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNV-BQP, tiêu chuẩn của công chức này như sau:

  • Đối tượng: Là công dân Việt Nam từ đủ 18 – 35 tuổi (nếu chưa qua đào tạo) hoặc không quá 45 tuổi (nếu đã có bằng trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên).
  • Có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, gia đình và bản thân chấp hành tốt đường lối, chủ trương Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
  • Là Đảng viên/đoàn viên có đủ điều kiện phát triển thành Đảng viên.
  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên.
  • Có đủ sức khỏe.
  • Trình độ chuyên ngành: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên.

Đáng chú ý: Đối tượng quy hoạch nguồn: Cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở xã; đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội, công an; dân quân nòng cốt/hoàn thành nghĩa vụ dân quân nòng cốt; Đảng viên, đoàn viên đang công tác tại cơ sở; thường trú có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp.

Xem thêm:  Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng không?

2. Phụ cấp của chức danh trên như thế nào?

Bên cạnh tiêu chuẩn của chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, căn cứ Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, phụ cấp của chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được trả theo tháng với mức hưởng cụ thể là 357.600 đồng (bằng chữ: Ba trăm năm mươi bảy nghìn sáu trăm đồng chẵn).

Phụ cấp của chức danh trên như thế nào?

Ngoài phụ cấp hưởng hàng tháng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 72/2020/NĐ-CP như sau:

1. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

2. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại khoản 1 Điều này nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.

>>> Xem thêm: Phòng công chứng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mở cửa làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?

Theo đó, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) khi có thời gian công tác đủ 60 tháng trở lên. Từ năm thứ 06 trở đi, mỗi năm sẽ thêm 1%.

Trên đây là bài viết “Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: Tiêu chuẩn, phụ cấp thế nào?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Xem thêm:  Công chức tài năng có được hưởng khoản tiền khuyến khích không?

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

 >>> Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ hiện nay có bao nhiêu chi nhánh tại Hà Nội?

 >>> Phí công chứng tại các văn phòng công chứng có được pháp luật điều chỉnh không? Nếu có thì là luật nào?

 >>> Thủ tục công chứng, chứng thực những năm gần đây đã có sự thay đổi, đơn giản và ngắn gọn hơn để thuận tiện cho người dân.

 >>> Văn phòng công chứng nào chuyên dịch vụ làm sổ đỏ, chứng từ nhà đất uy tín nhất tại nội thành Hà Nội?

 >>> Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn được quy định như thế nào?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *