Nền điện ảnh Việt Nam luôn mong muốn, đặt ra mục tiêu, chiến lược để đạt được là xác lập được tên tuổi nền điện ảnh quốc gia, dân tộc trên bản đồ điện ảnh thế giới gắn với chiến lược quảng bá văn hóa, chiến lược kinh doanh, xây dựng công nghiệp điện ảnh của mỗi quốc gia, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới.

>>> Xem thêm: Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Có thể công chứng văn bản dịch thuật đa ngôn ngữ ở đâu?

1. Điện ảnh Việt Nam chưa được đầu tư thích đáng

Theo TS. Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển điện ảnh Việt Nam, trước hết, muốn chinh phục được khán giả, đặc biệt là khán giả nước ngoài thì tác phẩm điện ảnh phải mang nét đặc sắc, nói rộng hơn là mang bản sắc dân tộc.

Tuy nhiên TS. Ngô Phương Lan đã chỉ ra một số những hạn chế của điện ảnh Việt Nam, như mặc dù có những giá trị được ghi nhận, nhưng điện ảnh Việt Nam mới chỉ làm được những việc nho nhỏ, trong phạm vi vừa phải, thậm chí “đến đâu hay đấy”.

điện ảnh việt nam

Nguyên nhân là do chúng ta chưa có những bộ phim xuất sắc có thể chinh phục thế giới như một số phim đỉnh cao của một số nước châu Á. Nhưng cũng có một nguyên nhân sâu xa là chưa có sự quan tâm thích đáng từ Nhà nước để phát huy thế mạnh của điện ảnh như một kênh hữu hiệu quảng bá hình ảnh đất nước và quảng bá du lịch.

Một số bộ phim Việt Nam bán được cho nước ngoài, được chiếu ở rạp hoặc trên truyền hình và các nền tảng số hầu hết là của các hãng phim tư nhân sản xuất, rất hãn hữu mới có phim Nhà nước đặt hàng/tài trợ. Có lẽ một phần do phim đặt hàng của Nhà nước chưa đạt được sức hấp dẫn, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng một phần còn do cách quảng bá, tiếp thị các phim này rất yếu, hầu như… bằng không!

>>> Xem thêm: Các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN: Chi phí mua quà 20/10 có được trừ không?

2. Thị trường điện ảnh thiếu tính bền vững và cạnh tranh chưa lành mạnh

Thị trường điện ảnh Việt Nam, tuy được coi là một thị trường phát triển “nóng” nhưng thiếu tính bền vững và cạnh tranh chưa lành mạnh. Chúng ta không thể so sánh với các thị trường điện ảnh lớn mạnh ở châu Á, nhưng ngay trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta cũng đang phải đuổi theo Thái Lan, Philippines, Indonesia – đặc biệt là ở phần phát triển thị trường ra nước ngoài.

Xem thêm:  Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?

Như vậy, so với mục tiêu trong Chiến lược phát triển điện ảnh Việt Nam (2013) và Chiến lược phát triển các ngành văn hóa Việt Nam (2016), doanh thu điện ảnh tại Việt Nam năm 2018 vượt chỉ tiêu năm 2020, nhưng chưa đạt chỉ tiêu xuất khẩu phim Việt ra nước ngoài. Trong nhiều năm qua, các cơ quan Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ đưa phim Việt ra thị trường quốc tế. Hầu hết phim bán được ra nước ngoài đều do các công ty tư nhân tự xoay xở một cách nhỏ lẻ và đơn độc.

điện ảnh việt namXEM THÊM TỪ KHÓA:

>>>

>>>

>>>

>>>

3. Giải bài toán khó: Phát triển thị trường quốc tế cho điện ảnh Việt

Theo TS. Ngô Phương Lan, điện ảnh là ngành có tính quốc tế rất cao, theo doanh thu tác phẩm điện ảnh trên thị trường quốc tế lớn gấp nhiều lần thị trường nội địa, nhưng làm thế nào để phát triển thị trường quốc tế cho điện ảnh Việt là bài toán khó.

Việc cần làm là phải có chiến lược quảng bá phim Việt ra thế giới ở 3 cấp độ:

– Tham dự các tuần phim Việt Nam, các sự kiện văn hóa nghệ thuật theo thỏa thuận, hiệp định, quan hệ ngoại giao…

– Tham dự các liên hoan phim quốc tế;

– Thiết lập thị trường điện ảnh Việt Nam ở nước ngoài

>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký ở đâu? Có cần mang căn cước công dân bản gốc đi không?

Tìm hiểu kinh nghiệm của nhiều quốc gia, TS. Ngô Phương Lan cho rằng, Nhà nước có thể đầu tư hoặc khuyến khích sản xuất một dòng phim “đối ngoại” với mục tiêu giới thiệu, quảng bá đất nước, con người, truyền thống văn hóa… Với phim có khả năng ra thị trường quốc tế, nhiều nước có cơ chế ưu đãi cho các hãng phim, các công ty phát hành đưa đến các hội chợ phim quốc tế giới thiệu tại các gian hàng quốc gia nhằm quảng bá đất nước và mở rộng thị trường phim ảnh.

Trên đây là bài viết “Tận dụng thế mạnh điện ảnh Việt Nam để quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh tiến hành thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng quận Hoàng Mai thực hiện ký hợp đồng sang tên nhà đến giá rẻ, uy tín tại Hà Nội

>>> Đối tác kinh doanh là gì? Bí kíp tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả 

>>> UBND xã có được công chứng hợp đồng ủy quyền về đất đai hay không?

>>> Có được thực hiện công chứng ngoài trụ sở hay không? Trường hợp nào được áp dụng?

>>> Mua đất làm nhà xưởng cần đáp ứng những điều kiện gì để thực hiện được thủ tục cấp sổ đỏ ?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *