Thời hạn của kỳ quy hoạch sử dụng đất thường được quy định theo pháp luật. Thời gian này có thể thay đổi tùy theo mục đích sử dụng đất, quy mô dự án, và quy định pháp luật liên quan. Hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Phòng công chứng thứ 7 chủ nhật miễn phí chứng thực giấy tờ cho người già và trẻ nhỏ

1. Quy hoạch sử dụng đất là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 có quy định:

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định

Thời hạn kỳ quy hoạch sử dụng đất

Như vậy, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh định nguồn tài nguyên đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường theo vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong thời gian xác định trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực

Hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở nước ta bao gồm:

  • Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
  • Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
  • Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
  • Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
  • Quy hoạch sử dụng đất an ninh.

>>> Xem thêm: Địa điểm hỗ trợ dịch vụ sổ đỏ, kiểm tra sổ đỏ thật giả giá rẻ

2. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là gì?

Thực tế, kỳ quy hoạch không được giải thích trong các văn bản pháp lý cũng như các tài liệu liên quan khác.

Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là lượng thời gian vật chất mà mỗi cấp chính quyền từ trung ương cho tới từng địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết để thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản kỳ quy hoạch sử dụng đất là khoảng thời gian để thực hiện hoạt động quy hoạch sử dụng đất, mà khi hết thời gian đó việc quy hoạch có thể được thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội.

>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán nhà đất chung cư mới cập nhập 2023

3. Thời hạn quy hoạch sử dụng đất kéo dài trong bao lâu?

Căn cứ tại Điều 37 Luật đất đai năm 2013 sửa đổi tại Khoản 1 điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch quy định về “kỳ quy hoạch sử dụng đất” như sau:

Xem thêm:  Đánh học sinh giáo viên sẽ bị xử lý như thế nào?

Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm

Như vậy, kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Còn với  quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

Thời hạn kỳ quy hoạch sử dụng đất

Lý do quy định như trên là bởi việc sử dụng đất quốc gia, sử dụng đất cấp tỉnh, đất quốc phòng và việc sử dụng đất an ninh diễn ra trên vùng diện tích rộng, liên quan đến cộng đồng dân cư lớn, hoặc liên quan đến các công trình mang tính đặc thù trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đối với đất quốc phòng, an ninh.

Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…

>>> Xem thêm: Dịch thuật lấy ngay giao nhanh trong 24h, miễn phí giao cả cuối tuần

Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.

4. Ý nghĩa của kỳ quy hoạch sử dụng đất thế nào?

Quy định của pháp luật nhằm khắc phục tình trạng giao đất cho thuê đất tràn lan, thường tập trung vào đầu kỳ của kỳ kế hoạch sử dụng đất và đầu nhiệm kỳ của hệ thống chính trị. Buộc các cơ quan nhà nước, các chủ đầu tư cân nhắc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất phù hợp với nguồn đầu tư được huy động; tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí về tài nguyên đất.

Bên cạnh đó, do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, sự biến động về chính sách phát triển, trong công tác quy hoạch.

>>> Xem thêm: Công chứng văn bản thừa kế di sản tại nhà riêng hết bao nhiêu tiền?

Chính vì vậy, mục đích của việc quy định kỳ hạn của kỳ quy hoạch sử dụng đất là để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thực tế xây dựng quy hoạch sử dụng đất nhằm lựa chọn được phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất, bảo đảm đất được sử dụng tiết kiệm và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Hiệu quả sử dụng đất cao mà Nhà nước hưởng đến không chỉ là hiệu quả về mặt kinh tế mà là hiệu quả về nhiều mặt như kinh tế – xã hội, môi trường – sinh thái hay an ninh – quốc phòng. Việc quy hoạch sử dụng đất tránh được các trường hợp diện tích đất chưa được sử dụng, phân khu chức năng giải quyết các vấn đề giao thông và thực hiện các chính sách đầu tư, xây dựng sản xuất theo ý đồ của Nhà nước.

Xem thêm:  Sao y chứng thực

Trên đây là bài viết giải đáp về “Thời hạn quy hoạch, kỳ quy hoạch sử dụng đất trong bao lâu?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Lưu ý về thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế

>>> Giấy ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự có bắt buộc phải công chứng?

>>> Di chúc miệng có bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

>>> Cách kiểm tra sổ đỏ giả đơn giản bằng mắt thường, chính xác 100%.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *