CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng không? Thông qua bài viết dưới đây, dựa trên góc nhìn của pháp luật hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích về nội dung trên nhé!

>>> Xem thêm: Chất lượng dịch vụ của văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên như thế nào?

1. Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng?

Theo Điều 87 Luật Giao thông đường bộ, CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ…

Quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng?

Về quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định rõ:

Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên có bao nhiêu chi nhánh thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7 chủ nhật?

Như vậy, quan điểm CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông là không có căn cứ pháp luật.

Tuy vậy, việc dừng phương tiện của CSGT phải bảo đảm các yêu cầu sau:

– An toàn, đúng quy định của pháp luật;

– Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

– Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Phí công chứng và Thù lao công chứng khác nhau ở chỗ nào?

2. CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn nghiêm trọng thì có bị xử lý?

Mặc dù pháp luật không có quy định cấm CSGT truy đuổi người vi phạm nhưng cũng không có quy định nào cho phép CSGT đuổi theo người vi phạm.

CSGT truy đuổi người vi phạm dẫn đến tai nạn nghiêm trọng thì có bị xử lý?

Ngoài đuổi theo người vi phạm, CSGT có thể ngăn chặn hành vi vi phạm như bằng nhiều biện pháp như: thông báo để các chốt tuần tra của CSGT phía trước yêu cầu phương tiện vi phạm dừng lại; ghi biển số phương tiện; dùng điện thoại chụp hình, quay phim hành vi vi phạm để phạt nguội…

Vì thế, nếu CSGT truy đuổi người vi phạm mà không bảo đảm an toàn cho người vi phạm, cho các phương tiện lưu thông trên đường… gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ của hành vi và tình huống khi đó mà CSGT có thể bị xử lý.

>>> Xem thêm: Ủy quyền nhờ người khác làm thay mình thủ tục xin cấp sổ đỏ có được không?

CSGT có thể phải bồi thường thiệt hại với những thiệt hại do hành vi của mình gây nên và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017):

  • Khung hình phạt nhẹ nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
  • Khung hình phạt nặng nhất là phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân.

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 Bộ luật Hình sự):

  • Khung hình phạt nhẹ nhất là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
  • Khung hình phạt nặng nhất là phạt tù từ 02 – 05 năm.

Trên đây là bài viết “CSGT không được đuổi theo người vi phạm giao thông có đúng không?”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Cầu Giấy

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

 >>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, dễ hiểu ngay tại nhà, ai cũng có thể phát hiện sổ đỏ giả thông bài những kỹ năng đơn giản.

 >>> Giá công chứng hợp đồng mua bán nhà trung bình tại các văn phòng công chứng hiện nay dao động khoảng bao nhiêu?

 >>> Công chứng di chúc cần những điều kiện gì? Hiện nay di chúc không công chứng có được coi là hợp pháp không?

 >>> Phí công chứng mua bán nhà tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 >>> Đánh học sinh giáo viên sẽ bị xử lý như thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *