Học bổ túc là gì? Những điều cần biết về học bổ túc. Hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để có thêm kiến thức về nội dung học bổ túc nhé!

1. Bổ túc là gì?

Bổ túc là hình thức học đặc biệt của Bộ giáo dục dành cho những người không có đủ điều kiện, thời gian,… để theo học tại các trường trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập.

Mặc dù bổ túc không phải là hình thức học chính quy, chương trình học bổ túc vẫn cung cấp khối lượng kiến thức đầy đủ theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục cho người học.

Bổ túc là gì?

Sau khi hoàn thành, những đối tượng này vẫn có thể tiếp tục học tiếp các hệ đào tạo cao hơn. Việc bổ túc đóng vai trò quan trọng cho những người muốn cập nhật kiến thức của mình.

>>> Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Những điều cần biết liên quan đến sổ đỏ mới nhất theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Chương trình dạy bổ túc có cả cấp 2 và cấp 3. Song, đa số mọi người đều chọn bổ túc cấp 3.

2. Bổ túc là trường công lập hay dân lập?

Bổ túc là chương trình học đặc biệt của Bộ giáo dục được tổ chức ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX).

Bổ túc là trường công lập hay dân lập?

Căn cứ Điều 2 của Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vị trí pháp lý của Trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định:

  • Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm.

>>> Xem thêm: Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì? 

Như vậy, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đào tạo bổ túc là đơn vị công lập và được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Xem thêm:  Mua bán đất bằng hợp đồng ủy quyền: Nên hay không?

3. Sự khác biệt giữa học bổ túc và học chính quy

Học bổ túc và học chính quy là hai hình thức học tập không còn xa lạ đối với nhiều người. Dẫu vậy, vẫn còn nhiều điểm khác biệt mà các bạn chưa được biết tới. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được cụ thể hơn để lựa chọn hình thức học tập phù hợp.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm có thực hiện công chứng ngoài trụ sở không? 

Tiêu chíHọc bổ túcHọc chính quy
Đối tượng theo học– Những đối tượng học bổ túc sẽ không cần tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào 10 với sự cạnh tranh khốc liệt. Điều này sẽ làm giảm áp lực thi cử cho các bạn học sinh.- Đối tượng thường là những người ít có thời gian học tập hoặc những người đã lớn tuổi, đã đi làm nhưng chưa hoàn thành chương trình THPT.– Những đối tượng tham gia học chính quy phải trải qua kì thi tuyển sinh vào 10 với quá trình chọn lọc khắt khe và khối lượng kiến thức ôn tập khổng lồ. Nhiều bạn học sinh sẽ trải qua áp lực vô cùng lớn.-Đối tượng học chính quy là những người sẽ tập trung thời gian cho việc học tập, ít phân bố thời gian để làm việc bên ngoài.
Chương trình đào tạoMặc dù đảm bảo cung cấp khối lượng kiến thức cơ bản của Bộ giáo dục, chương trình đào tạo bổ túc sẽ tập trung các kiến thức căn bản, lược giản một số môn phụ để phù hợp với thời gian của đối tượng theo học.Chương trình đào tạo của giáo dục chính quy theo quy định của Bộ giáo dục bao gồm các môn học bắt buộc, tự chọn.
Mức học phíMức học phí cần phải đóng thấp hơn so với mức học phí của các trường THPT chính quy.Ở nông thôn, thành thị, học phí tại các trường THPT chính quy công lập cao hơn so với Trung tâm giáo dục thường xuyên . Mức học phí tại trường dân lập còn cao hơn rất nhiều.
Quyền ưu tiên-Đối với hệ giáo dục bổ túc, trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia, học sinh không cần phải thi môn tiếng Anh và có thể lựa chọn một môn học khác thay thể phù hợp với nguyện vọng cá nhân. Điều này sẽ giúp các bạn không thuộc khối có tiếng Anh nâng cao cơ hội đỗ vào đại học-Trong kì thi tốt nghiệp THPT, học sinh bổ túc sẽ được thêm 1 điểm/chứng chỉ nếu có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc Tin học A trở lên trong điểm tốt nghiệp.-Đối với hệ giáo dục chính quy, trừ trường hợp có chứng chỉ ngoại ngữ, học sinh bắt buộc phải thi môn tiếng Anh để xét tốt nghiệp THPT (Tuy nhiên, từ năm 2025 sẽ không còn bắt buộc thi môn tiếng Anh)-Giáo dục chính quy không có điểm ưu tiên trong trường hợp có chứng chỉ ngoại ngữ hay tin học.

Trên đây là bài viết “Học bổ túc là gì? Những điều cần biết về học bổ túc”. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn được quy định như thế nào?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHÓA:

>>> Muốn kiểm tra sổ đỏ giả nhanh chóng, chính xác cần lưu ý những điểm gì? 

>>> Trung bình hiện nay giá phí công chứng mua bán nhà tại các văn phòng công chứng là bao nhiêu? 

>>> Cộng tác viên là gì? Pháp luật lao động hiện nay có điều chỉnh các quyền và lợi ích của cộng tác viên không? 

>>> Dịch thuật là gì? Muốn dịch thuật lấy ngay trong ngày thì liên hệ công ty dịch thuật nào? 

>>> Học sinh tiêu biểu là gì? Những điều cần biết về học sinh tiêu biểu

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *