Di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc không có người làm chứng vẫn có giá trị pháp lý nếu có đủ điều kiện. Riêng với di chúc thừa kế nhà đất bằng văn bản có người làm chứng thì ai cũng có thể làm chứng, trừ những đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất dưới đây.

1. Những đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất

Căn cứ Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, người làm chứng cho việc lập di chúc thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi chung là nhà, đất) như sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

(1) Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Theo đó, người được người lập di chúc cho hưởng di sản theo di chúc sẽ không được làm chứng.

Bên cạnh đó, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc cũng không được làm chứng cho việc lập di chúc này, đó là: Người thuộc diện thừa kế (người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản) và thuộc hàng thừa kế.

(2) Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

(3) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:

– Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

– Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế mới nhất 2023

Tòa án không tự ý ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự mà được thực hiện khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan; đồng thời chỉ ra quyết định trên cơ sở giám định pháp y tâm thần.

– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cụ thể:

Người từ đủ 18 tuổi trở lên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Xem thêm:  Phải làm gì khi tài khoản định danh điện tử không nhận diện khuôn mặt, lỗi quét QR

>>> Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt sổ đỏ và sổ hồng nhanh chóng chỉ trong 1 phút!!!

 Những đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất

2. Điều kiện di chúc có người làm chứng hợp pháp

Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ như sau:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”.

Như vậy, di chúc để lại di sản thừa kế là nhà đất muốn hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:

(1) Điều kiện đối với người lập di chúc

– Độ tuổi được lập di chúc: Người phải từ đủ 15 tuổi trở lên, riêng trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc (theo khoản 2 Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015).

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

– Không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

>>> Xem thêm: Quy trình Thủ tục công chứng mua bán nhà đất mới nhất 2023.

(2) Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (thông thường di chúc trên thực tế đều đáp ứng được điều kiện này).

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài những nội dung chủ yếu trên thì di chúc có thể có các nội dung khác.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ nhanh và đơn giản nhất

(3) Điều kiện về hình thức di chúc có người làm chứng

– Phải có ít nhất là 02 người làm chứng (ai cũng có thể làm chứng trừ 03 đối tượng như trên).

– Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: “Những đối tượng không được làm chứng lập di chúc thừa kế nhà đất.” Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý về công chứng hoặc Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Tin liên quan:

>>>  Trường hợp nào di chúc hợp pháp không có hiệu lực?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *